Bốn cấp độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội cần biết


Trĩ nội là một trong hai phân loại của bệnh trĩ, có mức độ nguy hiểm nhất trong bệnh trĩ. Trĩ nội gây ra rất nhiều những khó khăn và đau đớn trong sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Bệnh trĩ nội bao gồm những cấp độ bệnh nào, có mức độ nguy hiểm ra sao, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Những cấp độ của trĩ nội


Trĩ nội là loại trĩ có nguyên nhân xuất phát ở bên trên đường lược, ở trong lòng ống hậu môn, có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Bệnh trĩ nội có thể hình thành ở trong ống hậu môn, bình thường sẽ không gây đau đớn, chỉ khi chuyển sang cấp độ nặng gây diễn biến và biến chứng như chảy máu, sa nghẹt, viêm da quanh hậu môn. Những dấu hiệu bệnh trĩ đầu tiên đó là chảy máu khi đi đại tiện, có thể dính trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành giọt. Ở giai đoạn nặng khi đi đại tiện có thể xuất hiện hiện tượng sa búi trĩ, đau đớn, ngứa ngáy khi đi vệ sinh. Bệnh trĩ nội thường khó phát hiện hơn so với bệnh trĩ ngoại. Bệnh trĩ nội trải qua các cấp độ bệnh sau:

Trĩ nội cấp độ 1

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, các búi trĩ mới hình thành, chưa gây nhiều triệu chứng cụ thể. Người bệnh có thể nhận biết qua việc đi vệ sinh khó khắn, có chảy máu thông qua việc thấm trên giấy vệ sinh hoặc dính vào phân, có hiện tượng ngứa ngáy, đau rát khi đi vệ sinh.

Trĩ nội cấp độ 2

Búi trĩ đã phá triển to hơn, có thể tự sa ra ngoài khi đi vệ sinh nhưng lại tự thụt lên được. Triệu chứng chảy máu lúc này rõ rệt hơn, thường xuyên hơn, và mức độ đau rát cũng tăng lên.

Trĩ nội cấp độ 3

Búi trĩ lúc này tự sa ra ngoài khi đi đại tiện và không tự thụt lên được, người bệnh phải dùng tay đẩy vào trong. Khi búi trĩ sa ra ngoài gây khó khăn cho sinh hoạt. Búi trĩ phát triển to, chèn ép vào bên trong hậu môn gây cản trở hậu môn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Trĩ nội cấp độ 4

Đây là giai đoạn bệnh nặng nhất, các búi trĩ đã sa ra ngoài thường trực, ngay cả khi ngồi xổm búi trĩ cũng đã lòi ra ngoài. Tình trạng chảy máu cũng nhiều hơn, máu chảy thành giọt hoặc thành dòng. Tình trạng này có thể khiến hậu môn bị tắc nghet, lâu dần dẫn đến hoại tử.
Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể không cần phải chữa trị nhưng bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đối với những bệnh nhân bị trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng thì cần phải dùng đến phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để đảm bảo sức khỏe.


Những lời khuyên đến từ các chuyên gia

  • Nên ăn thật nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ hoặc nhiều nước, không nên ăn cay, các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc quá nhiều protein.
  • Tuyệt đối phải nên tránh sử dụng rượu bia, café và thuốc lá, các chất kích thích.
  • Tăng cường thể dục, thể thao như đi bộ, bơi lội…Không nên đứng quá nhiều hoặc quá lâu, ngồi xổm…hoặc làm các công việc nặng nhọc.

  • Tạo cho mình thói quen đi vệ sinh đại tiện đúng giờ, có thể mát xa nhẹ bằng cách  xoa tròn vào vùng bụng vào 1 giờ nhất định.
  • Sau khi đi đại tiện có thể dùng nước ấm để vệ sinh vùng hậu môn.
  • Do đó khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý.

Hi vọng những thông tin mà các bác sĩ phòng khám trĩ Thái Hà về "Bốn cấp độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội", sẽ giúp cho các bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm xin vui lòng để lạ ý kiến phía dưới bình luận để được các bác sĩ  giúp đỡ bạn. 


Nhận xét